Bùng phát virus corona Vũ Hán 2019–20

202020212022Phong toảĐại dịch COVID-19[8][9] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.[10] Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019[lower-alpha 2] với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirusTổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV,[lower-alpha 3]trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[11][12][13]Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.[14] Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[15][16][17] Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020.[18] Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.[19]Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[8][9][20][21][22][23]Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Ví dụ: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung QuốcHàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[24]Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[25][26] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học.[27][28]

Bùng phát virus corona Vũ Hán 2019–20

Trường hợp đầu tiên Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
30°37′11″B 114°15′28″Đ / 30,61972°B 114,25778°Đ / 30.61972; 114.25778
Trường hợp nghi ngờ‡ Có thể là 10% dân số toàn cầu, hay 780 triệu người (WHO ước tính vào đầu tháng 10 năm 2020)[7]
Dịch bệnh Bệnh virus corona 2019 (COVID-19)
Tỉ lệ phần trăm số ca nhiễm
Tỉ lệ phần trăm số ca nhiễm
Tỉ lệ phần trăm số ca nhiễm tính đến ngày 3 tháng 10 năm 2021
  •   >10%
  •   3–10%
  •   1–3%
  •   0.3–1%
  •   0.1–0.3%
  •   0.03–0.1%
  •   0–0.03%
  •   Không có hoặc không rõ dữ liệu
Trường hợp xác nhận 480.175.385[5][6]
Chủng virus Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2)[lower-alpha 1]
Vị trí Toàn cầu
Tử vong 6.121.712[5]
Thời gian 17 tháng 11, 2019 (2019-11-17)[2] – nay
(2 năm, 5 tháng, 3 tuần và 4 ngày)
Nguồn gốc Dơi,[3] có khả năng gián tiếp[4]